Hệ thống chữa cháy tự động.

Hệ thống chữa cháy tự động.

a. Nhiệm vụ.

Hệ thống chữa cháy tự động là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy được điều khiển tự động để dập tắt các đám cháy hoặc ngăn chặn cháy lan khi xảy ra cháy.

Hệ thống chữa cháy tự động bao gồm các thành phần sau: Thiết bị chứa chất chữa cháy; bộ phận tạo năng lượng để đua chất chữa cháy tới đám cháy; thiết bị vận chuyển chất chữa cháy; thiết bị phun chất chữa cháy; thiết bị điều khiển; các thiết bị phụ trợ khác.

b. Phân loại.

- Theo chất chữa cháy sử dụng của hệ thống

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt.

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng bột.

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí.

- Theo phương pháp chữa cháy của hệ thống

+ Hệ thống chữa cháy tự động theo bề mặt.

+ Hệ thống chữa cháy tự động theo thể tích.

+ Hệ thống chữa cháy tự động cục bộ theo điểm.

- Theo phương pháp kích thích, điều khiển hệ thống

+ Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng dây dẫn động có khóa nóng chảy.

+ Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống Sprikler.

+ Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động.

c. Các thành phần chính của hệ thống chữa cháy.

- Máy bơm chữa cháy và các thiết bị trong trạm bơm.

+ Máy bơm chữa cháy chính, máy bơm chữa cháy dự phòng, máy bơm bù, tủ điều khiểm cụm máy bơm chữa cháy;

+ Bể nước dự trữ chữa cháy;

+ Rọ hút, khớp nối mềm, y lọc, van chặn, van một chiều;

+ Van báo động, công tắc áp lực, bình tích áp, đồng hồ đo áp lực, bồn nước mồi.

- Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy và các thiết bị trên đường ống.

+ Đường ống cấp nước chữa cháy;

+ Họng tiếp nước chữa cháy;

+ Công tắc dòng chảy;

+ Van giảm áp;

+ Van giám sát;

+ Van xả khí;

+ Bồn nước mái chữa cháy 10 phút đầu (nếu máy bơm khởi động tự động thì lượng nước yêu cầu trong 5 phút đầu);

- Các thiết bị phun chữa cháy.

+ Họng nước vách tường, cuộn vòi, lăng phun chữa cháy;

+ Đầu phun chữa cháy tự động.

d. Nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.

- Bình thường hệ thống chữa cháy tự động ở chế độ thường trực, trung tâm điều khiển hệ thống sẽ hiển thị và giám sát trạng thái làm việc của các khối chức năng trong hệ thống.

- Khi có cháy xảy ra trong các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường cháy thay đổi đạt đến ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy thì các đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu truyền về để phát lệnh báo động, chỉ thị khu vực xảy ra cháy đồng thời tạo ra các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi để điểu khiển các rowle làm việc. Rowle làm việc sẽ kích thích các thiết bị truyền dẫn để mở các van lựa chọn khu vực chữa cháy từ thiết bị chứa qua hệ thống đường ống, qua các van lựa chọn khu vực chữa cháy đến vòi phun vào đám cháy.

            Đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, việc duy trì áp suất trong hệ thống được thực hiện thông qua các thiết bị trong trạm bơm chữa cháy.

Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm ở chế độ tự động thông qua các công tắc áp suất hoặc có thể từ hệ thống báo cháy.

Khi áp suất trong hệ thống tụt xuống khoảng 96%-90% so với mức cài đặt trước thì công tắc áp suất sẽ khởi động bơm bù áp suât (Jockey pump). Một rơ le khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào hệ thống điều khiển để tránh trường hợp máy bơm bù bị khởi động liên tục.

Nếu như áp suất của hệ thống tụt xuống còn khoảng 80% so với mức cài đặt trước thì bơm bù áp sẽ dừng và máy bơm chữa cháy chính sẽ được khởi động (01 máy bơm thường trực đã được lựa chọn). Trường hợp máy bơm thường trực không hoạt động, áp suất của hệ thống tiếp tục tụt xuống còn khoảng 70% so với mức cài đặt trước thì  máy bơm dự phòng sẽ được khởi động.

Ở chế độ bằng tay có thể khởi động lại bằng tủ điều khiển bơm.

Thông tin liên quan

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Trực tuyến: 49

Tổng truy cập: 192.157

bct

Đăng ký nhận Email

Để bạn có những thông tin báo giá cần biết.

© Copyright 2019 afire.viennam.info Designed by Viễn Nam

image