KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.
1. Khái niệm về phòng cháy chữa cháy.
Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
2. Khái niệm về cháy.
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
- Có phản ứng hóa học
- Có tỏa nhiệt
- Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
3. Phân loại đám cháy cháy.
Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành 05 loại như sau:
- Chất cháy rắn: Ký hiệu A
- Chất cháy lỏng: Ký hiệu B
- Chất cháy khí: Ký hiệu C
- Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
- Cháy điện: Ký hiệu E
Loại và nhóm đám cháy được quy định trong bảng.
Ký hiệu loại đám cháy |
Đặc tính của loại đám cháy |
Ký hiệu nhóm đám cháy |
Đặc tính của nhóm đám cháy |
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
Cháy chất rắn |
A1 |
Cháy các chất rắn với quá trình cháy âm ỉ (thí dụ như: gỗ, giấy, cỏ khô, rơm rạ, than, sản phẩm dệt) |
|
|
A2 |
Cháy các chất rắn nhưng không có quá trình cháy ấm ỉ. (thí dụ như: chất dẻo) |
B |
Cháy chất lỏng |
B1 |
Chất cháy lỏng không tan trong nước (thí dụ: xăng, ête, nhiên liệu dầu mỏ) cháy chất rắn hóa lỏng (thí dụ; paraphin) |
B2 |
Cháy các chất lỏng hòa tan trong nước (thí dụ; rượu, metanol, glixêrin) |
||
C |
Cháy các chất khí (thí dụ: mêtan, hydro. prôpan...) |
|
|
D |
Cháy các kim loại |
D1 |
Cháy các chất kim loại nhẹ (thí dụ: nhôm, manhê và hợp kim của chúng). |
D2 |
Cháy kim loại kiềm và các kim loại đồng dạng khác (thí dụ: natri, kali). |
||
D3 |
Cháy các hợp chất có chứa kim loại (thí dụ: các hợp chất hữu cơ kim loại, hyđrue kim loại. |